Đó khẳng của Chủ tịch Hội Doanh nhân Tư nhân Việt Nam cũng như Ban lãnh đạo Hội, đồng thời cũng là khẳng định của các doanh nghiệp tại buổi giao ban định kỳ của Hội VPBA tại Hà Nội diễn ra dưới hình thức trực tuyến.
Chủ trì buổi giao ban vào chiều 10/8 là PGS.TS Nguyễn Trọng Điều, nguyên Phó giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, Chủ tịch Hội VPBA. Cùng dự có ông Nguyễn Thủ Đô, Phó Tổng Thư ký thường trực, ông Chu Thế Ngọc, Phó Tổng Thư ký Hội cùng đại diện lãnh đạo các ban nghiệp vụ, đơn vị trực thuộc Hội VPBA.
Tại cuộc họp PGS.TS Nguyễn Trọng Điều, Chủ tịch Hội VPBA thể hiện sự lo lắng về đại dịch COVID-19 ngày một diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đặc biệt tới hoạt động của doanh nghiệp trên cả nước. Tuy nhiên, khó khăn thử thách lớn cũng không thể ngăn được tinh thần của các doanh nghiệp. Họ sẵn sàng tham gia vào tuyến đầu chống dịch, sẵn sàng tham gia các phong trào thiện nguyện và sẵn sàng cùng Chính phủ gánh vác một phần khó khăn do đại dịch gân ra.
Chủ tịch Hội VPBA đặc biệt chú ý đến ngành may mặc và hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam tại thời điểm dịch bùng phát. Nhưng trong khó khăn thử thách, các ngành này lại đầy rẫy cơ hội.
Từ số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt, may Việt Nam trong 7 tháng đầu năm đạt 18,6 tỷ USD, tăng hơn 14% so với cùng kỳ năm ngoái vươn lên đứng thứ 2 thế giới. Điều này tạo cơ hội cho dệt may cán đích mục tiêu 39 tỷ USD năm nay, con số tăng trưởng như trước khi xuất hiện COVID-19. Nhiều doanh nghiệp nhận được đơn đặt hàng đến cuối năm khi tổng cầu cho các sản phẩm ngành dệt may tại thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, EU đã tăng mạnh. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và kéo dài đang trở thành gánh nặng cho mục tiêu tăng trưởng toàn ngành.
Và không để đứt gãy chuỗi sản xuất cung ứng hàng hóa, nhất là các doanh nghiệp ngành may mặc Chủ tịch Hội Doanh nhân Tư nhân Việt Nam có mong muốn hãy ưu tiên đặc biệt cho các doanh nghiệp khối may mặc được tiêm Vaccine.
Đối với chính sách dành cho các doanh nghiệp trong khối ngành hàng khác, với cương vị là Chủ tịch Hội Doanh nhân Tư nhân Việt Nam, một lần nữa PGS.TS Nguyễn Trọng Điều kêu gọi các doanh nghiệp khối ngân hàng, có những động thái thiết thực hơn nữa như hỗ trợ cơ cấu lại nhóm nợ, điều này tránh cho các doanh nghiệp bị rơi vào tình trạng nợ xấu, giãn nợ, giảm lãi… Đặc biệt thông luồng tiêm vaccine cho các doanh nghiệp vận tải để giúp lưu thông hàng hóa giữa các vùng có dịch và không dịch. Cuối cùng Chủ tịch Hội VPBA mong muốn tất cả công nhân của doanh nghiệp, người dân đều được tiêm vaccine sớm nhất có thể để tiếp tục an tâm tham gia vào chuỗi sản xuất.
Theo VPBA